TRUYỀN THUYẾT TÀY - NÙNG: 3 TRUYỆN



Sẽ thế nào đây khi ta kết hợp 03 truyền thuyết: Báo Luông – Slao Cải của người Tày – Cao Bằng, Sinh ra từ trong một quả bầu của người Tày – Nùng – Thái với Pú Rọ Đo của người Choang. Một lý giải mang tính hư ảo cho nguồn gốc người Tày – Nùng. Mọi người cùng theo dõi nhé.
"...Truyền thuyết kể lại rằng, loài người được sinh ra bởi mối lương duyên tốt đẹp giữa Báo Luông và Slao Cải, một hôm Sao Cải từ Nặm Quét ra vùng đất Pác Măn đuổi nai thì gặp Báo Luông đang săn cáo ở đó. Tình cờ trời đổ mưa , hai người ba chân bốn cẳng chạy về hướng đông, đến động Ngườm Bốc (còn gọi là Ngườm Ngả) thì vào trú mưa trong đó. Trong động núi ấm áp kín đáo, họ chọn làm chỗ ở, sinh con đẻ cái, họ trở nên vợ chồng. Ban đầu sinh ra con cái đi săn bắt muông thú hoặc hái hoa quả trên cây để ăn. Nhưng đàn con vẫn kêu đói nên họ phải lội xuống suối nhặt các con ốc đá về ăn thay bữa… Con cái ngày càng lớn, Sao Cải dạy chúng đi kiếm ăn hàng ngày, nhưng vẫn chỉ là cuộc sống săn bắt. Một hôm mưa to bão lớn làm lở từng triền núi đá, gây ra động rừng. Có một tia sáng loé lên, cây móc bị chẻ đôi, lửa cháy không ngớt khiến mưa phải tạnh. Họ thấy trong cây móc bị cháy có con tắc kè chết cong thơm lừng, họ chia nhau ăn mỗi người một miếng thấy ngon hơn là ăn sống nuốt tươi như mọi khi. Họ đã từng đi qua những khu rừng nứa bạt ngàn gặp những ngày nắng to, thân nứa cọ vào nhau gây nên nạn cháy rừng, họ đi tìm kiếm thú rừng chết cháy để ăn. Từ đấy họ biết làm ra lửa và cuộc sống mới đã đến với họ. Họ biết làm nhà để sống với nhau, biết bắt những muôn thú về nuôi, biết trồng cấy những giống cây nông nghiệp, biết lấy vỏ cây phơi khô để che thân nơi nuôi chó là Phja Ma, nơi chăn dê là Vò Bẻ, nơi thả bò là Lủng Mò, chỗ làm kho thóc là Khau Khấu, chỗ đánh bắt được nhiều cá là Nà Pja… Do được Sao Cải dạy dỗ nên con cháu đều biết đạo lý ăn ở, các con là chỗ nhờ cậy lúc tuổi già của Pú Luông (Báo Luông) và Giả Cải (Sao Cải). Khi 2 ông bà mất, họ đem chôn ở gò Bằng Hà.
Thế nhưng, từ khi Báo Luông, Slao Cải mất đi, con cháu họ sinh sôi ngày một nhiều, con người sinh ra tính làm biếng, tham lam, tranh dành đất đai, giết hại muôngloài, không còn nhớ đến tổ tiên, không có tôn ti trật tự. Quá thất vọng về con cháu mình, ở mường then, Báo Luông, Slao Cải xin Pựt Luông dạy dỗ. Pựt Luông thấy vậy hóa thân thành muông thú đi khắp đin mường, đâu đâu người cũng bắt gặp cảnh con người giết chóc lẫn nhau giết hại muông thú, mặt đất bị phá hoại tiêu điều. Người quyết định dâng nước lên dạy bảo loài người, trước khi dâng nước Pựt Luông vẫn đang trong thân thể thú rừng. Chuyện kể rằng có hai anh em mồ côi nhưng sống thật thà tốt bụng, một hôm vào rừng đuổi bắt con dũi, nó chui vào hang, xin tha mạng và báo cho hai anh em sắp có trận lụt lớn. Dũi khuyên họ chui vào quả vả, trong để đồ ăn uống 7 ngày 7 đêm, các muông thú từng đôi đực cái. Quả nhiên, có mưa to gió lớn, nước ngập trần gian. Khi tạnh, mọi vật chết hết, trừ hai anh em và muông thú trong quả vả. Anh định lấy em làm vợ, em không chịu. Anh em đành chia tay nhau, đi hai ngả tìm bạn đời. Đi mãi hai anh em lại gặp nhau. Thấy hai con châu chấu nhảy nhau, hỏi cách làm cho loài người khỏi tuyệt chủng. Châu chấu đáp là Pựt Luông đã quyết định hai anh em phải lấy nhau. Em không chịu. Họ trồng hai cây tre trên hai sườn núi, tre lớn lên hai ngọn lại giao nhau. Họ tung hai tảng đá lên trời, đá rơi xuống lại úp lên nhau. Biết mệnh giời, hai anh em đành lấy nhau. Em có mang, đẻ ra hai quả bầu. Một hôm vợ giã gạo, vứt chày xuống làm vỡ một quả bầu, làm tung ra các hạt giống và các muông thú. Người chồng lấy dùi nung đỏ đục quả bầu thứ hai: người lúc nhúc chui ra nhân loại tái sinh từ đó.
Để hướng nhân loại đến điều thiện, tránh được sai lầm trong quá khứ, Pựt Luông cử Pú Rọ Đo đến đin mường. Pú Rọ Đo (người am hiểu tất cả) đến sống cùng bản làng, dạy họ trồng cây, dệt vải, lấy thuốc chữa bẹnh, Pú còn mang Slư Cốc (chữ gốc) đến cho nhân gian, trong đó là những lời răn dạy để con người sống đoàn kết, thương yêu lẫn nhau. Thế nhưng một lần nữa loài người lại nảy sinh lòng tham, con người lại tranh dành quyền lực bỏ bê để lửa thiêu rụi Slư Cốc, mất đi chữ gốc từ đó đin mường chia thành trăm mảnh, con cháu Báo Luông, Slao Cải phải lưu lạc muôn nơi. 


Popular Posts

CẨU CHỦA CHENG VÙA (CHÍN CHÚA TRANH VUA)

NÙNG TRÍ CAO - quan điểm 1

SỰ TÍCH TẠI SAO VỊT KHÔNG BIẾT ẤP TRỨNG

LỊCH SỬ DÂN TỘC THÁI (THÁI LAN)

Mac phì phà - Quả nhót Tây

Popular Posts

Các thì trong tiếng Tày - Nùng

CẨU CHỦA CHENG VÙA (CHÍN CHÚA TRANH VUA)

VẤN ĐỀ ÂU VIỆT VÀ LẠC VIỆT

LỊCH SỬ DÂN TỘC THÁI (THÁI LAN)

NÙNG TRÍ CAO - quan điểm 1

Popular Posts

CẨU CHỦA CHENG VÙA (CHÍN CHÚA TRANH VUA)

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 1

Các thì trong tiếng Tày - Nùng

VẤN ĐỀ CƯƠNG VỰC NƯỚC ÂU LẠC

VẤN ĐỀ ÂU VIỆT VÀ LẠC VIỆT

MỘT GIẢ THIẾT VỀ SỰ PHÂN CHIA CÁC DÂN TỘC TÀY, NÙNG

Người truyền lệnh bằng tiếng Tày trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 24

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 42