Người truyền lệnh bằng tiếng Tày trong Chiến dịch Điện Biên Phủ





Đó là ông Mông Đức Ngô, 87 tuổi, người dân tộc Tày ở xã Phượng Tiến, (Định Hóa), nguyên là Trung đội trưởng Trung đội Thông tin liên lạc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trong chuyến “Trở lại Điện Biên” cùng với hơn 40 cựu chiến sĩ Điện Biên và thanh niên xung phong tỉnh Thái Nguyên thăm lại chiến trường xưa dịp tháng Ba vừa qua, tôi đã được trò chuyện cùng ông. Ông kể: Năm 1946, ông nhập ngũ vào một đơn vị của Trung đoàn Bộ binh 246.

Đầu năm 1947, ông được điều về Đại đội 32, thuộc Bộ Tổng Tham mưu, có nhiệm vụ bảo vệ Trung ương Đảng tại ATK Định Hóa. Cuối tháng 12-1953, ông được điều động lên Chiến dịch Điện Biên Phủ và giữ chức vụ Trung đội trưởng Thông tin liên lạc. Khi đó, tình hình chiến trường Tây Bắc rất phức tạp và cam go, lực lượng thông tin của ông phải có trách nhiệm giải các đường dây từ Sở chỉ huy đến các binh chủng trong trận địa và các đơn vị hậu cần phục vụ Chiến dịch.

Tháng 3-1954, thời gian này được coi là đỉnh điểm của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Khi đó hệ thống thông tin liên lạc của ta vẫn còn tương đối lạc hậu so với đối phương nên vấn đề bảo mật là rất khó khăn. Nên Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định dùng một phần tiếng Tày để chỉ đạo các đơn vị trong Chiến dịch và người được Đại tướng chọn để phát lệnh đi là ông Mông Đức Ngô, một người có nhiều năm phục vụ Đại tướng tại ATK Định Hóa.

Nhận nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong chiến dịch, Trung đội trưởng Thông tin liên lạc Mông Đức Ngô vô cùng phấn khởi và tự hào nên ông đã cố gắng, quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, những thông tin quan trọng bằng tiếng Tày luôn được truyền đi đều đặn đến các đơn vị trên mặt trận và với Trung ương Đảng tại Định Hóa. Kể cho tôi một kỷ niệm nhỏ trong khi thực hiện nhiệm vụ, ông Ngô nói: Khi quân ta chọn tiếng Tày làm mật khẩu và là ngôn ngữ, quân địch thu được tín hiệu của ta truyền đi nhưng không dịch được, vậy là nó chửi bậy trên máy - đó là những lúc phấn khởi nhất của người truyền tin bằng tiếng Tày...

Trước khi chia tay, ông Ngô nói với tôi: Chuyện về Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa thì kể mãi không bao giờ hết. Ông chỉ mong những người cầm bút như các cháu ghi lại để có dịp tuyên truyền về những ngày chiến đấu gian khổ mà hào hùng của lớp lớp cha anh đi trước cho các thế hệ mai sau thấy được để giữ gìn và phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam - một dân tộc Anh hùng.

Thiều Chung (Bộ CHQS tỉnh Thái Nguyên)

XEM THÊM

NHỚ ANH TRIỆU LAM CHÂU

DÁ HAI: TRĂNG SÁNG NHỚ ANH

SLON PHUỐI TÀY NÙNG

VẤN ĐỀ LỊCH SỬ: TRIỆU ĐÀ

Popular Posts

CẨU CHỦA CHENG VÙA (CHÍN CHÚA TRANH VUA)

NÙNG TRÍ CAO - quan điểm 1

SỰ TÍCH TẠI SAO VỊT KHÔNG BIẾT ẤP TRỨNG

LỊCH SỬ DÂN TỘC THÁI (THÁI LAN)

Mac phì phà - Quả nhót Tây

Popular Posts

Các thì trong tiếng Tày - Nùng

CẨU CHỦA CHENG VÙA (CHÍN CHÚA TRANH VUA)

VẤN ĐỀ ÂU VIỆT VÀ LẠC VIỆT

LỊCH SỬ DÂN TỘC THÁI (THÁI LAN)

NÙNG TRÍ CAO - quan điểm 1

Popular Posts

CẨU CHỦA CHENG VÙA (CHÍN CHÚA TRANH VUA)

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 1

Các thì trong tiếng Tày - Nùng

VẤN ĐỀ CƯƠNG VỰC NƯỚC ÂU LẠC

VẤN ĐỀ ÂU VIỆT VÀ LẠC VIỆT

TRUYỀN THUYẾT TÀY - NÙNG: 3 TRUYỆN

MỘT GIẢ THIẾT VỀ SỰ PHÂN CHIA CÁC DÂN TỘC TÀY, NÙNG

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 24

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 42