VẤN ĐỀ CƯƠNG VỰC NƯỚC ÂU LẠC

Bản đồ nước Âu Lạc giả định

Các bộ sử cổ Việt Nam đều không ghi chép về các địa danh hành chính của nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương. Sử gia Đào Duy Anh căn cứ theo những ghi chép của thời Triệu và thời thuộc Hán sau này về việc các chính quyền người Hán vẫn duy trì chế độ Lạc tướng của người Lạc Việt tự cai quản trong bộ lạc, xác định rằng việc nhà Hán chia các huyện của vùng đất Âu Lạc cổ là dựa trên cơ sở lãnh địa của các bộ lạc người Việt cũ. Dựa vào đó ta có thể phán đoán được phần nào ranh giới cũng như quy mô của nước Âu Lạc.

Sau khi nước Nam Cương (sử Trung Quốc nhiều khi gọi là Tây Vu, tuy nhiên Tây Vu gồm một nhóm lớn bộ lạc và lơn hơn 10 mường của Thục Phán rất nhiều, tuy nhiên xét về bản chất đều do người Tày Thái cổ lập nên thì vẫn có thể chấp nhận được) trở nên hùng mạnh, đã có một liên minh đầu tiên giữa cư dân Nam Cương với Khúc Dương (Khúc Dương là một liên minh bộ lạc Lạc Việt, Lạc Việt này khác với Lạc Việt phương Nam ở Văn Lang vốn đã bị hòa hóa với người Môn cổ bản địa) mở đầu cho mối liên minh Âu Việt – Lạc Việt sau này. Liên minh này là cần thiết trước sự trỗi dậy hùng mạnh của nước Nam Việt của Triệu Đà ở phương Bắc. 

Sau khi liên kết lại, Thục Phán đã tiến công ép vua Hùng thoái vị, thống nhất hoàn toàn Âu Việt, Lạc Việt, đổi tên nước thành Âu Lạc. Như vậy Âu Lạc lúc này đã trở thành nhà nước liên bang do 3 thực thể hình thành: Tây Vu, Khúc Dương và Văn Lang. Cổ Loa được chọn làm kinh đô, trung tâm của 3 vùng đất. 

Căn cứ theo các huyện thời thuộc Hán thì có thể xác định được các bộ lạc của Văn Lang, tuy nhiên sử liệu về Tây Vu và Khúc Dương thì rất ít bởi hai vùng này không có các quốc gia tiếp nối mà đã bị Hán hóa hoàn toàn. Như vậy tạm thời ta có thể xác định lãnh thổ Âu Lạc thời An Dương Vương gồm có:

- Các bộ lạc Tây Vu: gồm 10 mường cũ là vùng căn bản của An Dương Vương, nguyên bản chỉ là thượng lưu sông Lô, sông Gâmsông Chảy, tức miền Hà Giang, Tuyên QuangCao Bằng hiện nay. Sau khi giành ngôi của Hùng Vương, An Dương Vương phát triển đất căn bản về phía nam tới giáp sông Thaosông Đuống là khu vực căn bản cũ của Hùng Vương, nghĩa là thêm khu vực tương đương tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, phía bắc Hà Tây cũ và Hòa Bình.

- Các bộ lạc Khúc Dương: chạy dài từ huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương, huyện Đông TriềuQuảng Yên tỉnh Quảng Ninh trải lên phía bắc tới vùng Khâm châu thuộc Quảng Đông, Trung Quốc.

- Các bộ lạc Văn Lang: gồm 15 bộ lạc từ thời Hùng Vương, gồm:

1. Bộ lạc Liên Lâu: tương đương phần lớn tỉnh Bắc Ninh.

2. Bộ lạc An Định: tương đương miền Hải DươngHưng Yên, ở giữa sông Thái Bìnhsông Hồng.

3. Bộ lạc Câu Lậu: tương đương tỉnh Nam ĐịnhNinh Bình, không kể vùng đông nam Nam Định và phía nam Ninh Bình lúc đó vẫn là biển chưa được bồi đắp

4. Bộ lạc Mê Linh: gồm tây bắc tỉnh Vĩnh Phúc, tây bắc tỉnh Hà Tây cũ và tỉnh Yên Bái

5. Bộ lạc Bắc Đái: tương đương huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang và huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương.

6. Bộ lạc Kê Từ: tương đương huyện Lạng Giang và huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.

7. Bộ lạc Long Uyên: Địa bàn tương đương gồm trung tâm Hà Nội và các huyện Hoài Đức, Thường Tín (Hà Nội), Khoái Châu (Hưng Yên), huyện Thuận Thành, huyện Quế VõYên Phong tỉnh Bắc Ninh

8. Bộ lạc Chu Diên: tương đương phía nam tỉnh Hà Tây cũ, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Nam.

9. Bộ lạc Vô Công: tương đương vùng Nho Quan, Yên Khánh tỉnh Ninh Bình

10. Bộ lạc Vô Biên: tương đương huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa

11. Bộ lạc Tư Phố: địa bàn tương đương huyện Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa và bắc Diễn Châu tỉnh Nghệ An

12. Bộ lạc Cư Phong: tương đương phía tây nam tỉnh Thanh Hóa

13. Bộ lạc Dư Phát: tương đương huyện Nga SơnHậu Lộc tỉnh Thanh Hóa

14. Bộ lạc Đô Lung: tương đương vùng thượng lưu sông Mã

15. Bộ lạc Hàm Hoan: tương đương Nghệ AnHà Tĩnh.

Nhà nước dạng liên bang của Thục Phán đã phát triển nhanh chóng do các điều kiện thuận lợi về nông nghiệp và sự hỗ trợ nhau trong phát triển kỹ thuật đúc đồng, chế tác vũ khí. Thành Cổ Loa nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại, quân sự, kinh tế quan trọng, là đô thị đầu tiên của khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, nhà nước này có một sự thiếu đoàn kết nhất định, An Dương Vương có thể nhận được đồng thuận của Văn Lang do thôn tính, nhưng với Khúc Dương, là vùng đất liên minh nên tầm ảnh hưởng của ông không thể đạt mức tối thượng.

Tại phương Bắc, nước Nam Việt cũng đang có những biến chuyển, để chống lại nhà Tần, Triệu Đà nhận thấy cần thiết phải thôn tính Âu Lạc, đây sẽ là nơi cung cấp vững chắc lương thực, kim khí và nhân lực cho cuộc chiến chống Tần của ông. Trong những cuộc chinh phạt đầu tiên, Nam Việt đã liên tục thất bại do yếu thế về nhân lực và kỹ thuật trước Âu Lạc. Chiến thắng trước Nam Việt đã tạo niềm tin vững chắc cho An Dương Vương rằng liên minh Âu Lạc của ông là bất khả xâm phạm. Tuy nhiên, ông đã nhầm.

Triệu Đà đã có những đối sách mơi, ông không còn áp đặt lối sống, văn hóa Hán lên cư dân bản địa nữa, thay vào đó ông khuyến khích các tướng lĩnh địa phương hóa. Nam Việt cũng được tạo thành bởi phần lớn cư dân Âu Việt và Lạc Việt tương tự như Âu Lạc. Chính quyền của Triệu Đà đã nhanh chóng xóa bỏ bất đồng, tạo sự đồng thuận giữa các tộc trưởng, thông qua nhiều cuộc hôn nhân giữa người Hán và người bản địa, Nam Việt đã trở nên khác biệt với bản chất nhà nước Hán tộc ban đầu. 

Sự đồng thuận của các tộc Âu, Lạc tại Nam Việt với Triệu Đà đã tạo ra ảnh hưởng không nhỏ đối với các tộc Âu, Lạc trong nhà nước của Thục Phán. Khúc Dương đã nhanh chóng quy thuận nhà Triệu tạo thế để quân của Triệu Đà chọc thẳng đến Cổ Loa, mất thành Cổ Loa, chặt đứt mối liên kết Tây Vu và Văn Lang, An Dương Vương thất thủ phải tự vẫn. Các vùng đất Âu Lạc quy thuận Nam Việt, kết thúc một nhà nước của người Việt.


Popular Posts

LỊCH SỬ DÂN TỘC THÁI (THÁI LAN)

CẨU CHỦA CHENG VÙA (CHÍN CHÚA TRANH VUA)

VẤN ĐỀ ÂU VIỆT VÀ LẠC VIỆT

NÙNG TRÍ CAO - quan điểm 1

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 27

Popular Posts

Các thì trong tiếng Tày - Nùng

CẨU CHỦA CHENG VÙA (CHÍN CHÚA TRANH VUA)

LỊCH SỬ DÂN TỘC THÁI (THÁI LAN)

VẤN ĐỀ ÂU VIỆT VÀ LẠC VIỆT

MỘT GIẢ THIẾT VỀ SỰ PHÂN CHIA CÁC DÂN TỘC TÀY, NÙNG

Popular Posts

CẨU CHỦA CHENG VÙA (CHÍN CHÚA TRANH VUA)

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 1

Các thì trong tiếng Tày - Nùng

VẤN ĐỀ ÂU VIỆT VÀ LẠC VIỆT

TRUYỀN THUYẾT TÀY - NÙNG: 3 TRUYỆN

MỘT GIẢ THIẾT VỀ SỰ PHÂN CHIA CÁC DÂN TỘC TÀY, NÙNG

Người truyền lệnh bằng tiếng Tày trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 24

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 42