MỘT GIẢ THIẾT VỀ SỰ PHÂN CHIA CÁC DÂN TỘC TÀY, NÙNG

Bản đồ phân bố tỷ lệ phần trăm người Tày+Nùng+Giáy+Bố Y theo thống kê năm 2009 tại các tỉnh Việt Nam:   >60%Lạng Sơn 78.3%, Cao Bằng 72.1%, Bắc Kạn 62.3%   15%-40%   5%-10%   1%-5%

    Tại Việt Nam, Tày, Nùng là hai dân tộc khác nhau, tuy nhiên nếu lấy các tiêu chí về ngôn ngữ, văn hóa ra để so sánh thì hai dân tộc có quá nhiều điểm chung, gần gũi.

    Nếu nói phân chia làm hai dân tộc do ngôn ngữ, thì rõ ràng người Hà Nội và người Nghệ An phải là hai dân tộc, bởi người Hà Nội có lẽ phải căng tai ra mới hiểu người Nghệ An nói gì. 

    Nếu nói chia ra làm hai dân tộc do văn hóa thì có lẽ người Hà Nội và người Sài Gòn cũng nên là hai dân tộc khác nhau, bởi lối sống, văn hóa nhiều khác biệt, trong khi Tày, Nùng rất khó để phân ra đâu là đặc trưng của Tày, đâu là đặc trưng của Nùng. 

    Nếu nói chia ra làm hai dân tộc do tôn giáo, tin ngưỡng thì then có then Tày, then Nùng, Tào cũng có tào Tày, tào Nùng, khác nhau đôi chút nhưng đều dựa nền tảng nhân sinh quan như nhau.

    Vậy phân chia ra hai dân tộc Tày, Nùng nguyên nhân từ đâu và bắt đầu từ khi nào? Hôm nay chúng ta cùng thử xem môt giải thiết, theo đó sự phân chia này bắt đầu từ sự sụp đổ của Đại Nam Thiên Quốc (do Nùng Trí Cao lập nên) và công cuộc chinh phục Việt Bắc của Đại Việt. 

    Giả định rằng trước khi Nùng Trí Cao thất thủ, không hề có người Tày, người Nùng mà chỉ có một loạt các bộ tộc Tai, nhận mình là người Tai/Thái/Thày/Tày/....(người Tây Âu, Tây Vu - theo cách gọi của sử gia Trung Quốc) tóm lại là một dạng phát âm nào đó của tiếng Tai cổ ta tạm gọi là người Tai. Khu vực sinh sống của người Tai rộng khắp miền Nam sông Dương Tử, tập trung nhiều ở Quảng Tây, Quảng Đông (Trung Quốc) và khu vực Việt Bắc (Việt Nam). 
    Năm 1052, người Tai dưới sự lãnh đạo của Nùng Trí Cao đã nổi dậy chống lại triều đình Đại Việt và Đại Tống, lập nên nước Đại Nam (Đại Nam Thiên Quốc) với cương vực bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây và Việt Bắc. Tuy nhiên, quốc gia này đã nhanh chóng bị Đại Tống và Đại Việt đánh bại, sau đó cả triều đình Đại Việt và Đại Tống đều xiết chặt quản lý các khu vực của Đại Nam mà nước mình quản lý.  
    Vấn đề bắt đầu nảy sinh khi Đại Việt quản lý các vùng đất người Tai ở Việt Bắc, khi đó một bộ phận người Tai chấp nhận quy thuận triều đình, tiếp tục được ghi nhận dưới cái tên Tai, sau là Tày, Thày tùy theo trại ấm; một bộ phận người Tai không quy thuận, họ vẫn ủng hộ Nùng Trí Cao và âm ỉ các cuộc chiến đấu, ngoài ra còn có cả những quan lại, tướng lĩnh cũ dưới thời Đại Nam và cả gia đình, dòng họ của họ, những người này triều đình Đại Việt gọi chung là Nùng. 

    Sự chia tách này lẽ ra sẽ biến mất vì sau vài chục đến trăm năm, khi những người chống lại triều đình đã không còn, những hậu duệ của Nùng Trí Cao hầu như đã lẫn với người Tày. Tuy nhiên lúc này những cuộc di cư từ miền nam Trung Quốc liên tục diễn ra do những biến chuyển xã hội, triều đại bên Trung Quốc. Những người Tai bên kia biên giới khi qua Đại Việt thường tự nhận mình là Nông, Nùng (có thể ám chỉ họ là nông dân), tuy nhiên triều đình cần phải phân biệt họ với người bản địa để tiện cho quản lý và ngay cả người Tày bản địa cũng có chút tách biệt, muốn cô lập cộng đồng người di cư từ bên kia biên giới, do đó những người này được gọi là người Nùng. 

    Như vậy sự chia tách Tày, Nùng lúc này đã không còn là chia tách như ban đầu nữa, nó trở thành chia tách giữa người Tai bản địa Việt Nam và người Tai di cư từ Trung Quốc qua. Sự chia tách cứ tiếp diễn cùng với các đợt di cư từ Trung Quốc, do vậy người Nùng không có sự thống nhất mà chia làm nhiều nhóm nhỏ tùy theo đợt, đia phương nguyên gốc Trung Quốc di cư đến. Những người Nùng di cư từ xưa hầu như có tiếng nói, văn hoa giống người Tày như Nùng Cháo, Nùng An,... tuy nhiên những cư dân Nùng di cư sau này sẽ giữ lại nhiều điểm riêng do chia tách văn hóa theo thời gian như Nùng Phàn Sình...

    Vấn đề là tại sao với sự giống nhau về nguồn gốc, văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ và sinh sống xen kẽ nhau vậy nhưng cho đến hiện tại người Tày, Nùng vẫn là hai dân tộc? Đó là vấn đề của lịch sử, nhưng thiết nghĩ chỉ cần giải đáp được những câu hỏi sau sẽ rõ:

    Thứ nhất, người bản địa và người di cư đến luôn có sự chia rẽ, phân biệt, dù là cùng một nguồn gốc. Ví dụ như người miền Bắc vào miền Nam sống vẫn luôn bị gọi là Bắc Kỳ và chịu kỳ thị dù ít hay nhiều mặc dù vẫn cùng là người Việt Nam, nên hiển nhiên người Tày, Nùng sẽ khó tránh khỏi tâm lý đó dẫn đến cả trăm năm vẫn cứ tách nhau.

    Thứ hai, các triều đại phong kiến luôn không mong muốn xuất hiện một dân tộc khác dân tộc tạo dựng nên triều đình, có số lượng lớn, áp đảo tại các khu vực xa xôi vì dễ dẫn đến ly khai, lập quốc. do đó, họ luôn tận dụng các mẫu thuẫn trong nội bộ các dân tộc để phân chia ra làm nhiều tộc người, nhóm người hơn, giảm bớt ảnh hưởng tại địa phương. Và hiển nhiên nếu để người Tày, Nùng liên kết lại thì sẽ chiếm đến 80% dân số Việt Bắc, nắm đa phần giao thương, kinh tế nơi đây. Vậy thì sẽ đe dọa sự ổn định lãnh thổ của triều đình. 

   Các vấn đề trên là do lịch sử để lại, chúng ta tôn trọng điều đó, trên thực tế người Tày, Nùng vẫn luôn coi nhau là anh em, là "cần Lầu" để phân biệt với "cần Keo". Sự phân chia dân tộc do lịch sử để lại, nhưng sự đoàn kết các dân tộc, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau bảo vệ văn hóa, ngôn ngữ của dân tộc mình mới là vấn đề của hiện tại và tương lai.

    Bài viết nêu lên một quan điểm cá nhân, mong muốn được đóng góp ý kiến, không nhằm gây kích động hay thù hằn với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, mong mọi người nhìn nhận dưới góc độ giả thuyết, giả định để tìm hiểu, suy ngẫm. Nếu bạn có các quan điểm khác, tài liệu, dẫn chứng lịch sử khác thì thật quý giá,  đáng hoan nghênh, chúng ta cùng nhau chia sẻ, đóng góp cho cộng đồng Tày - Nùng. 

- Boonghay -

Popular Posts

CẨU CHỦA CHENG VÙA (CHÍN CHÚA TRANH VUA)

NÙNG TRÍ CAO - quan điểm 1

SỰ TÍCH TẠI SAO VỊT KHÔNG BIẾT ẤP TRỨNG

LỊCH SỬ DÂN TỘC THÁI (THÁI LAN)

Mac phì phà - Quả nhót Tây

Popular Posts

Các thì trong tiếng Tày - Nùng

CẨU CHỦA CHENG VÙA (CHÍN CHÚA TRANH VUA)

VẤN ĐỀ ÂU VIỆT VÀ LẠC VIỆT

LỊCH SỬ DÂN TỘC THÁI (THÁI LAN)

NÙNG TRÍ CAO - quan điểm 1

Popular Posts

CẨU CHỦA CHENG VÙA (CHÍN CHÚA TRANH VUA)

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 1

Các thì trong tiếng Tày - Nùng

VẤN ĐỀ CƯƠNG VỰC NƯỚC ÂU LẠC

VẤN ĐỀ ÂU VIỆT VÀ LẠC VIỆT

TRUYỀN THUYẾT TÀY - NÙNG: 3 TRUYỆN

Người truyền lệnh bằng tiếng Tày trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 24

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 42