VẤN ĐỀ ÂU VIỆT VÀ LẠC VIỆT


Gần như lâu nay chúng ta có một nhận thức tương đối phổ biến rằng Âu Việt là một quốc gia hoặc một liên minh của các bộ lạc Tày - Thái cổ (Tai cổ), Lạc Việt là một quốc gia hoặc một liên minh các bộ lạc Việt - Mường cổ. Đã có một sự liên minh giữa hai nhóm này tạo ra nước Âu Lạc, nhà nước đầu tiên của người Việt mà các di tích về thành trì còn tồn tại đến ngày nay (thành Cổ Loa).

Từ đó dẫn đến nhận thức rằng người Âu Việt là cư dân nói tiếng Tai cổ, còn người Lạc Việt, vì tiếng Việt thuộc ngữ hệ Môn - Khmer nhưng bị Tày hóa vào khoảng quanh mốc Công nguyên (khoảng hơn 2000 năm trước đến thời nhà Hán) nên suy ra Lạc Việt là đại diện của những cư dân nói tiếng Môn cổ. Từ đó tách biệt nguồn gốc của hai nhóm Âu Việt và Lạc Việt. Tuy nhiên liệu điều này có hoàn toàn chính xác?

Hôm nay, mời mọi người cùng theo dõi một thuyết chung hòa, diễn giải sự hình thành, phát triển và tương tác giữa hai nhóm người Âu Việt và Lạc Việt trong lịch sử.

Đầu tiên, ta cùng xem quan điểm về sự hình thành và phát sinh của ngữ hệ Thái - Kradai nói chung và nhóm Tày - Thái nói riêng.




Ảnh: Quá trình phát sinh và phân tán của các ngôn ngữ Thái - Kradai

Một quan điểm khá phổ biến, được công nhận rộng rãi rằng ngữ hệ Thái - Kradai có nguồn gốc từ đảo Đài Loan, khoảng hơn 4000 năm trước họ di cư vào Trung Hoa Đại Lục và tại đây đã có sự chia tách giữa nhóm Thái và Kradai, khoảng đầu công nguyên cho đến khoảng thế kỷ X đã có sự chia tách tiếp theo thành nhiều nhóm Thái, đặc biệt sau các cuộc chinh phạt của người Mông Cổ và các cuộc Nam tiến của các cư dân Thái ở Đại Lý đã dẫn đến một cuộc chia tách tiếp theo giữa các nhóm Thái cuối cùng cho đến nay, các ngữ hệ Thái chia ra làm 3 nhóm chính là Thái Trung tâm (Tày, Nùng, Choang,…), Thái Phương Bắc (Hsi-lin, Tien-chow, Po ai,…), Thái Tây Nam (Thái – Thái Làn, Lào, Ahom)

Sử sách Trung Hoa và Việt Nam hầu như đều cho rằng Âu Việt (Tây Âu) là đại diện tiêu biểu cho người Tai cổ. Tuy nhiên với vấn đề Lạc Việt thì cái nhìn có sự khác biệt, tại Việt Nam, hầu hết cho rằng Lạc Việt là người Việt – Mường cổ, còn tại Trung Quốc, Lạc Việt được cho rằng đó là cư dân cổ của một số nhóm thuộc dân tộc Choang, Lê… đây đều là những dân tộc ngữ hệ Thái. Vậy rút cuộc Lạc Việt là đại diện cho nhóm dân cư nào?

Trên cơ sở tổng hợp các quan điểm trên, tôi xin được đưa ra một diễn giải như sau:


 Ảnh: Quá trình di cư của các cư dân Âu Việt - Lạc Việt
  
Khoảng 4000 đến 5000 năm trước, các cư dân nói tiếng Thái Kradai cổ sinh sống ở Đảo Đài Loan. Trong một biến cố, họ đã rời hòn đảo đến Đại Lục, tại đây đã có một cuộc gặp gỡ diễn ra hình thành những bộ lạc Việt Sơ khai đầu tiên (phải chăng cuộc gặp gỡ 4000 năm này có liên quan đến truyền thuyết về Kinh Dương Vương và nước Xích Quỷ?), tiếp đến họ chia ra làm 2 nhóm di chuyển sâu hơn vào Đại Lục, trong đó một nhóm di cư về phía Tây Nam theo mạn núi và một nhóm di cư về phía Nam men theo dải ven biển. Nhóm đi theo mạn núi là Tây Âu, nhóm đi men theo ven biển là Lạc Việt. Như vậy, nếu ta xem xét truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ ở một thời điểm và không gian khác hơn sẽ có thể thấy được sự liên quan này.

Tiếp đó, nhóm Âu Việt nhanh chóng phát tán ra rộng khắp miền nam sông dương tử, tại mỗi khu vực nhóm này tiếp tục chia thành nhiều nhóm nhỏ hơn: Tây Âu (Tây Vu), Điền Việt, Mân Việt,…. Trong đó Tây Âu (Tây Vu) là nhóm giữ nhiều bản sắc nhất đại diện cho cư dân Âu Việt. Nhóm Lạc Việt tiếp tục di cư dọc theo ven biển về phía nam, một nhánh đi tới đảo Hải Nam hậu duệ là người Lê, nhóm Lạc Việt tiếp tục đi về phía Nam đến Vùng đồng bằng sông Hồng, sông Mã (Việt Nam) tại đây đã có một cuộc gặp gỡ giữa nhóm Lạc Việt từ phương Bắc đi xuống và các tộc người Môn từ phương nam đi lên hình thành nên nhóm Lạc Việt phương nam, đặc trưng của Việt Nam và được cho là tổ tiên của người Việt - Mường.   

Như vậy đến thời Thục Phán về cơ bản đã có rất nhiều nhóm Âu Việt, Lạc Việt sống xen lẫn tràn ngập miền nam sông Dương Tử. Nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương được tạo thành chỉ là trên cơ sở thống nhất lại một số ít trong các nhóm trên mà thôi (xem lại bài viết: Vấn đề cương vực nước Âu Lạc).

Như vậy với quan điểm trên ta sẽ dễ dàng lý giải được các vấn đề sau:

- Tại sao người dân tộc thiểu số ở miền nam Trung Quốc nhiều nhóm vẫn nhận mình là Lạc Việt trong khi nói ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Tày - Thái (điển hình là người Choang có nhóm nhận là Âu Việt, cũng có nhóm nhận là Lạc Việt), còn người Kinh, Mường Việt Nam cho rằng mình là Lạc Việt nhưng lại thuộc ngữ hệ Môn - Khmer.   
- Tại sao người Việt – Mường cổ khác ngữ hệ nhưng lại vẫn thuộc về Bách Việt. Rõ ràng vấn đề ở đây chỉ đơn giản là các tộc Lạc Việt trong quá trình Nam tiến đã bản địa hóa mà thôi, khi tiếng Việt cổ có 50% yếu tố Tai, 50% yếu tố Môn thì ta xếp nó thuộc ngữ hệ nào đơn giản chỉ là do quan điểm, và không có điều gì là chính xác hoàn toàn.
- Quan điểm này đưa đến một tổng thể Bách Việt được hình thành ở một thời điểm xưa hơn, chứng minh có sự tồn tại của một nhà nước Việt sơ khai 4000 năm trước. Cũng như nói lên sự liên quan mật thiết của cư dân miền nam sông Dương tử và Đông nam Á lục địa.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của mọi người.


Popular Posts

Các thì trong tiếng Tày - Nùng

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 42

LỊCH SỬ DÂN TỘC THÁI (THÁI LAN)

THÀNH BẢN PHỦ

Popular Posts

Các thì trong tiếng Tày - Nùng

CẨU CHỦA CHENG VÙA (CHÍN CHÚA TRANH VUA)

LỊCH SỬ DÂN TỘC THÁI (THÁI LAN)

Mac phì phà - Quả nhót Tây

MỘT GIẢ THIẾT VỀ SỰ PHÂN CHIA CÁC DÂN TỘC TÀY, NÙNG

Popular Posts

CẨU CHỦA CHENG VÙA (CHÍN CHÚA TRANH VUA)

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 1

Các thì trong tiếng Tày - Nùng

VẤN ĐỀ CƯƠNG VỰC NƯỚC ÂU LẠC

TRUYỀN THUYẾT TÀY - NÙNG: 3 TRUYỆN

MỘT GIẢ THIẾT VỀ SỰ PHÂN CHIA CÁC DÂN TỘC TÀY, NÙNG

Người truyền lệnh bằng tiếng Tày trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 24

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 42