Bước đầu tìm hiểu chữ Nôm Tày ở Tuyên Quang

 I - HIỆN TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG TIẾNG TÀY VÀ CHỮ NÔM TÀY Ở TUYÊN QUANG
          Là người con của dân tộc Tày sinh ra và lớn lên ở Chiêm Hóa Tuyên Quang.  Sau khi tốt nghiệp Đại học Cơ điện và công tác tại ngành điện lực của tỉnh tôi có một số dịp đi thăm quan du lịch ở Lào, Thái lan, và Quảng Tây Trung quốc. Những chuyến đi ấy tôi đã nhận biết được tiếng Tày, tiếng Thái Lan, Lào và tiếng Choang Quảng Tây Trung Quốc có nhiều từ ngữ chỉ sự vật và hiện tượng trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt thông thường rất giống nhau chỉ có khác cách phát âm nặng nhẹ mà thôi, vì vậy nếu chú ý lắng nghe thì có thể giao tiếp giao tiếp với nhau được. Không có số liệu cụ thể nhưng tôi cho rằng số từ ngữ giống nhau có thể đến  30- 40 % .
        Tôi thực sự phấn khởi vì mình chỉ là một người dân tộc thiểu số mà tự nhiên lại biết được 3 ngoại ngữ có thể làm phiên dịch cho anh em trong đoàn cùng đi.    
        Như vậy cả một vùng Đông Nam châu Á rộng lớn diện tích đến hàng triệu km2 gồm các nước Thái Lan, Lào, các tỉnh ở phía bắc Việt nam, và khu tự trị dân tộc Quảng Tây Trung Quốc với số dân đến khoảng 70, 80 triệu người hầu như sử dụng chung ngôn ngữ Tày Thái .
          Hiện nay các vùng dân cư Tày sinh sống ở các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang, Lâm Bình ,Yên Sơn , Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang vẫn sử dụng tiếng Tày là chính, các dân tộc khác ở đây sinh sống hầu như cũng đều biết và sử dụng tiếng Tày trong giao tiếp sinh hoạt, lao động sản xuất kể cả trong hội họp làng xã. Các văn bản bằng chữ nôm Tày tại Tuyên Quang chủ yếu là các tập truyện thơ, các bài then, bụt, văn cúng, văn quan làng, văn tự ghi ruộng đất, gia phả v.v..viết bằng mực Nho, giấy bản vẫn còn lưu giữ trong nhân dân một số lượng nhỏ. Người sử dụng chủ yếu vẫn là các thầy then, thầy bụt, thầy tạo và một số cụ già cao niên và cũng chỉ đọc theo cách truyền khẩu do người  xưa dạy lại, còn người hiểu sâu về chữ nôm Tày ở Tuyên Quang thì không nhiều .
       Qua nghiên cứu các tài liệu nôm Tày của Tuyên Quang, Cao Bằng và chữ Nôm Việt so sánh với từ điển chữ Choang Quảng Tây Trung Quốc có thể rút ra một số nhận xét như sau  :
-              Các bậc tiền nhân người Tày hết sức thông minh sáng tạo đã biết dựa vào chữ Hán để xây dựng nên hệ thống chữ viết cho riêng dân tộc mình .
-              Các tác giả người Tày qua nhiều thế hệ đã sáng tác được hàng loạt các tác phẩm dân gian như truyện cổ tích, truyên ngụ ngôn, các bài văn Quan làng dùng trong nghi lễ cưới xin, các bài then dùng trong nghi lễ như lễ cấp sắc, cầu mùa, cầu an, giải hạn cúng cho người ốm v.v..đều viết bằng chữ Nôm Tày dưới dạng văn vần thất ngôn dài hàng nghìn câu. Ngoài ra các tài liệu ghi chép ruộng đất, tài sản, gia phả , văn bia v.v.. cũng được viết bằng chữ nôm Tày.
           Theo dòng thời gian các tài liệu đó đã bị mất mát, thất lạc khá nhiều, nhưng nếu có điều kiện sưu tầm thống kê toàn diện ở các vùng có đồng bào Tày, Nùng sinh sống tại Tuyên Quang và các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, Yên Bái, Lao Cai .v.v..thì số lượng còn lại chắc cũng không nhỏ, điều đó chứng tỏ rằng trong lịch sử vào khoảng thế kỷ 15-16 (Thời nhà Mạc ) văn hóa Tày đã phát triển khá rực rỡ.
         Nếu không có sự ra đời của chữ Quốc ngữ được biến thể từ chữ La tinh hóa vào thế kỷ 18, 19 thì chắc chắn chữ Nôm Tày cũng như chữ Nôm Việt sẽ được phát triển hoàn thiện hơn bây giờ.
      Từ nhận xét trên tôi thấy việc gìn giữ bảo tồn văn hóa Tày, ngôn ngữ Tày ở Việt Nam là một việc hết sức bức thiết cho tiến trình hội nhập ở khu vực và thế giới. Nếu không có chính sách và biện pháp thích hợp cụ thể thì chữ Nôm Tày có thể sẽ mất dần và mất hết trong danh sách chữ viết các dân tộc thiểu số Việt Nam .
 II . SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CHỮ NÔM VIỆT VÀ CHOANG QUẢNG TÂY T.QUỐC ĐẾN CHỮ NÔM TÀY  



Âm Tày Choang


Nghĩa Tiếng Việt


Chữ Nôm


Tày T.Quang


Chữ Nôm


Tày Cao Bằng


Chữ Nôm Việt


Chữ Choang Quảng Tây
Vằn
Ngày
 Bươn
Tháng
      Pi
Năm
,
      Bôn
Trời
  , 


  
   Khừn , Khăm
Đêm , Tối
      Then

Then
Khẩu
Đi vào
  
Khẩu
cơm
Rườn
Nhà
 , 
     Pây
Đi
, 
Khửn
Lên
Lồng
Xuống
      Lúc
Con
 ,
Trai   ,  gái
      Kin
Ăn
      Hả
Năm ( Số 5 )
      Mừ
Tay
      Pia
 Bưởng
Bên
, 
      Po
Bố
  
 , 
      Me
Mẹ
 , 

        Để có cơ sở xem xét sự giống và khác nhau, sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa chữ Nôm Tày Tuyên Quang, Cao Bằng, Nôm Việt và Choang Quảng Tây Trung Quốc, trong bảng 20 từ thông dụng nêu trên ta thấy chữ nôm Tày, Việt và Choang đều dựa vào chữ Hán để xây dựng, phổ biến nhất vẫn là ghép hai chữ Hán với nhau một chữ biểu ý, một chữ biểu âm như chữ ngày thì tất cả các chữ đều có chữ nhật , tháng thì có chữ nguyệt , năm thì có chữ niên  , tay thì có chữ thủ  .v.v.
-           Căn cứ vào các từ , ngữ thông dụng của chữ Nôm Tày và chữ Choang phát âm khá giống nhau nhưng chữ viết lại hoàn toàn khác nhau có thể nhận định những người xây dựng chữ nôm Tày đã không dựa vào chữ Choang Quảng Tây Trung Quốc để xây dựng chữ viết cho riêng mình .
     - Chữ nôm Tày và chữ nôm Việt ( kinh) hoàn toàn khác nhau cả về hình, âm, nghĩa nhưng phương pháp xây dựng chữ Nôm Tày và chữ Nôm Việt lại tương tự như nhau.  Từ đó có thể nhận định rằng những người xây dựng chữ Nôm Tày có thể đã dựa vào phương pháp xây dựng chữ Nôm Việt để xây dựng chữ nôm Tày. (Chữ Nôm Việt ra đời khoảng thế kỷ thứ 10, Chữ Nôm Tày ra đời khoảng thế kỷ 14-15 ) .
   - Chữ Nôm Tày Cao Bằng và chữ Nôm Tày Tuyên Quang có một số chữ khác nhau nhưng cơ bản là giống nhau, có thể khẳng định rằng do không có chuẩn mực thống nhất chung cho nên khi sao chép từ người này sang người kia hay từ vùng này sang vùng khác người ghi có thể tự biên cho dễ nhớ hoặc có sự nhầm lẫn .    
     ( Đến nay các tài liệu vẫn khẳng định Ông Lý Thế Khanh  Sinh 1389 tại Hòa An Cao Bằng là người đầu tiên đã cải biên chữ Hán thành chữ Nôm Tày. Đến thời nhà Mạc lên Cao Bằng đóng đô (1592) chữ Nôm Tày mới được hoàn chỉnh và dùng rộng rãi trong sáng tác thơ ca, ghi chép sổ sách đinh, điền. Nhờ đó mà ta còn lưu giữ được nhiều tư liệu về văn học, ngôn ngữ, lịch  sử .v.v lưu truyền đến ngày nay ).
      Điều đáng tiếc là các tài liệu sưu tầm được đều khuyết danh và không rõ mốc thời gian nên không thể xác định được tác giả, niên đại và nơi xuất xứ của tác phẩm vì vậy các so sánh và nhận xét trên đây chỉ mang tính tương đối giữa các tài liệu sưu tầm được tại Tuyên Quang và các tác phẩm của tác giả Hoàng Triều Ân sưu tầm tại Cao Bằng .

                 III.  PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHỮ NÔM TÀY
-           Chữ Nôm Tày được xây dựng hoàn toàn trên cơ sở chữ Hán bao gồm toàn bộ các nét, các bộ thủ và các chữ Hán nguyên bản Hán bằng nhiều cách khác nhau có thể tóm tắt thành 8 loại dựa vào ba yếu tố hình-âm-nghĩa như sau:
1.    Chữ Nôm Tày hình thành bằng cách vay mượn chữ Hán toàn diện cả hình, âm và nghĩa ví dụ:   nhật , nguyệt ,   phụ    , mẫu  ,
bình, an   ,  quốc , vương ,  phú ,  quý    .v.v..
2.    Chữ Nôm Tày hình thành bằng cách giữ hình và nghĩa của chữ Hán, nhưng đọc theo âm Nôm Tày ví dụ:    伶   Phua là chồng  ( Tiếng Hán là phu  ) ,   mạ  : là  ngựa ( Tiếng Hán là  mã ),  piến  : là biến ( Tiếng Hán là biến ) ,     phép : là phép ( Tiếng Hán là Pháp –  pháp )  ,  phung  : bì - thư ( Tiếng Hán là Phong ) .
3.    Chữ Nôm Tày hình thành bằng cách giữ nguyên hình và âm của chữ Hán, nhưng đổi nghĩa. Ví dụ:   xa  : Tiếng Hán là xe, tiếng Tày là tìm ,     Bản  : Tiếng Hán là bản (Tư bản ) , tiếng Tày là bản làng,      Bôn : Tiếng Hán là bôn tẩu (Chạy) Tiếng Tày là trời ,       Chư : Tiếng Hán là nhiều , Tiếng Tày là phải , đúng ,     ma : Tiếng Hán là chập choạng, mờ tối, đay, gai ...Tiếng Tày là về , lại.  Đông Tiếng Hán là hướng đông, Tiếng Tày là rừng cây ..v.v..
4.    Chữ Nôm Tày hình thành bằng cách giữ hình của chữ Hán, nhưng đổi hẳn âm và nghĩa. Ví dụ:    miac : đẹp ( Tiếng Hán là lạc – vui vẻ ),   Minh : rõ ràng ( Tiếng Hán là mạng –mệnh ) ,   mì : có ( Tiếng Hán là Mi –lông mày ). 
     mìa : Vợ ( Tiếng Hán là mi : quyến rũ, xinh đẹp ..)    Mừa : về ( Tiếng Hán là bờ , mép nước ) .   Oóc : ra ( Tiếng hán là ốc Tưới , giội ..) . Ngơ : Tưởng là (Tiếng Hán là ngữ ) .   Ngon : ăn ngon ( Tiếng Hán là Ngôn – Ngôn ngữ ).  bấu : không ( Tiếng hán là bảo  ) .   so : xin ( Tiếng Hán là thu )

5.    Chữ Nôm Tày hình thành bằng cách ghép hai chữ Hán lại với nhau. Loại này hết sức phổ biến và thường ghép một chữ để biểu âm với một chữ biểu ý  Ví dụ: Chữ vằn nghĩa là ngày :   = văn   (biểu âm )  +  Nhật ( Biểu ý )Chữ bươn nghĩa là tháng:  = ban   (biểu âm) + Nguyệt ( Biểu ý ), Chữ pi nghĩa là năm:      =  kỳ    (biểu âm )  +   niên  ( Biểu ý )Chữ lồng nghĩa là xuống:   = lộng    (biểu âm ) + hạ ( Biểu ý )Chữ khẩu nghĩa là vào:  = khẩu  (biểu âm ) + Nhập ( Biểu ý )Chữ khẩu nghĩa là Gạo, cơm:   =  khẩu   (biểu âm )+ mễ  ( Biểu ý ). 
6.     Chữ Nôm Tày hình thành bằng cách thêm nét và thêm chữ Hán. Ví dụ:  Lúc là con      tử   lục  . Nà là ruộng    na  điền . Lừa là thuyền     lư   bộ thảo đầu   
 Khửn là lên   khẩn   nét  .   Đức   Lực  nét    .
7.    - Chữ Nôm Tày hình thành bằng cách thêm bộ thủ khác Ví dụ :     Phắng là bờ    = bộ thủy + bình  . Suông là phu  = bộ mộc 
  + xuân ,    Rìm là rìa bờ  bộ khẩu   lâm 
 Bưởng là bên    = bộ  khẩu   + bính   Hả là số năm   = bộ  nhân đứng  + ngũ .    Các bộ thủ thường được dùng là:
          , , ,,, , ,, ,  ,,  ,, 广,  ,,  , , ,  , , , , , , ,  ,, 方 无,  , , , ,  ,  ,,    毛氏,  ,,,,,父 爪,  ,  , , ,  , , , 生用, ,   ,, , , , , , , , , , , , , , 
8 -Chữ Nôm Tày hình thành bằng cách thêm các nét nháy bên trên, bên cạnh, để chỉ một chữ có nhiều âm và nghĩa đọc khác biệt.Ví dụ :   (hải )  + "  = " ( Hải, hảy , hỏi,  hái : biển ,khóc, treo, hái ).   (lội ) +  "   =        ròi rọi  : tầm tã .  ( chúc )    "   " chộc ( là cái cối  ).   (Hợi  ) + " = "(  hợi,  Hạy : hỡi , hãy).   ( Hại ) + "   ( Hại, hạy: hại,  hãy). Hoặc : 
     "  "  chân chân : vi vu , "  " phân phân :  lâng lâng , " "    rà rạ : sa sả  , "  "   bài bài   :  bời bời  .
       Ngoài ra còn một số chữ được viết tắt từ chữ Hán gốc và không đổi cả âm lẫn nghĩa. chữ :  viết tắt của chữ  hay bộ  .

       Nhìn chung chữ Nôm Tày thường có nhiều nét hơn, phức tạp hơn chữ Hán (do phần lớn là những chữ do ghép 2 chữ Hán lại). Cách đọc cũng có khi không thống nhất hoặc một chữ có thể có nhiều cách đọc, cách viết.
                   IV   ĐỀ XUẤT :  
     - Căn cứ vào mục 6 điều 2 của Nghị định Số 84/2012/NĐ-CP ngày 12/10/2012 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc có nêu ; “ Chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách ..... nâng cao dân trí ở vùng dân tộc thiểu số; chính sách để đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình... “.
    - Căn cứ vào điều 13 chương 2 Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ có nêu : “ Hỗ trợ việc sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Hỗ trợ việc giữ gìn và phát triển chữ viết của các dân tộc có chữ viết. Các dân tộc thiểu số có trách nhiệm gìn giữ văn hóa truyền thống tốt đẹp, tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình phù hợp với quy định của pháp luật....”.
       Với vị trí vai trò của dân tộc Tày , của văn hóa Tày trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong tiến trình hòa nhập khu vực và quốc tế,  tôi xin đề nghị với Ủy ban dân tộc ,Viện Hán nôm và các cấp, các ngành liên quan có chính sách ưu tiên hợp lý cho việc bảo tồn gìn giữ chữ nôm Tày cụ thể là :
       Chữ Nôm Tày là loại chữ biểu ý ( Giống chữ Nôm Việt) cần phải được tin học hóa, phải  được mã hóa vào trong bộ mã quốc tế chung , phải tiến hành chuẩn hoá hình chữ Nôm và tạo dựng bộ phông chữ Nôm trên máy tính. Đồng thời phải xây dựng được cách gõ đưa thông tin chữ Nôm Tày vào máy tính.
        Làm được như vậy mới có cơ sở xây dựng dữ liệu lưu giữ an toàn lâu daì cho tất cả các văn bản, tác phẩm hiện có trong kho lưu trữ về chữ Nôm Tày tạo điều kiện cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng các tài liệu lưu trữ trong việc sáng tác, nghiên cứu về văn học, lịch sử ,địa lý .v.v. .
        Tôi mới nghiên cứu về lĩnh vực này vì vậy các ý kiến trên đây chắc chắn còn nhiều thiếu sót nhất là lần đầu tiên tự xây dựng phông chữ Nôm Tày trên máy tính. Rất mong nhận được sự góp ý, trao đổi, thảo luận của những người đang làm công tác bảo tồn chữ viết của các dân tộc thiểu số Việt Nam, để có điều kiện khai thác, hiểu biết sâu sắc hơn chữ Nôm của dân tộc Tày từ đó góp phần gìn giữ bảo tồn văn hóa Tày mà các bậc tiền nhân đã dày công sáng tạo nên .
                                                                                                                         Tuyên Quang ngày 10 tháng 3 năm 2013

                                                                                                                                                   Tống Đại Hồng

Popular Posts

Các thì trong tiếng Tày - Nùng

LỊCH SỬ DÂN TỘC THÁI (THÁI LAN)

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 11

CẨU CHỦA CHENG VÙA (CHÍN CHÚA TRANH VUA)

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 27

Popular Posts

Các thì trong tiếng Tày - Nùng

CẨU CHỦA CHENG VÙA (CHÍN CHÚA TRANH VUA)

LỊCH SỬ DÂN TỘC THÁI (THÁI LAN)

VẤN ĐỀ ÂU VIỆT VÀ LẠC VIỆT

Mac phì phà - Quả nhót Tây

Popular Posts

CẨU CHỦA CHENG VÙA (CHÍN CHÚA TRANH VUA)

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 1

Các thì trong tiếng Tày - Nùng

VẤN ĐỀ CƯƠNG VỰC NƯỚC ÂU LẠC

VẤN ĐỀ ÂU VIỆT VÀ LẠC VIỆT

TRUYỀN THUYẾT TÀY - NÙNG: 3 TRUYỆN

MỘT GIẢ THIẾT VỀ SỰ PHÂN CHIA CÁC DÂN TỘC TÀY, NÙNG

Người truyền lệnh bằng tiếng Tày trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 24

SLON PHUỐI TÀY - NÙNG. BÀI 42